Mẫu hợp đồng thuê nhân viên lao động Spa

Lượt xem: 10567

(Last Updated On: )

Spa là loại hình dịch vụ đặc thù nên hợp đồng lao động cho lĩnh vực này cần có những thỏa thuận cụ thể liên quan đến khía cạnh của dịch vụ làm đẹp, chăm sóc sức khỏe. Bạn có thể tham khảo biểu mẫu hợp đồng Spa dưới đây để áp dụng cho vị trí chuyên viên kỹ thuật tại spa.

mau hop dong spa

1. Tổng quát hợp đồng thuê nhân viên Spa

Hợp đồng thuê nhân viên spa gồm những điều khoản về quyền, nghĩa vụ, điều khoản về thực thi hợp đồng, bảo đảm và chấm dứt hợp đồng,…

2. Mẫu hợp đồng thuê nhân viên Spa


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
  —————–
Hà Nội, ngày …. tháng …. năm …..
   HỢP ĐỒNG THUÊ CHUYÊN VIÊN KỸ THUẬT SPA
  Số: …/HĐTNV
– Căn cứ: Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13;
– Căn cứ: Bộ luật lao động 45/2019/QH14;
– Căn cứ: Luật bảo hiểm xã hội  58/2014/QH13;
– Căn cứ: Thỏa thuận của các bên.
Hôm nay, ngày….. tháng……. năm…….. tại …………………………., chúng tôi gồm:
BÊN A (BÊN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG):
Đại diện: …………………………………………………………..
Mã số thuế (MST): ………………………………………………………………………..
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………
Email: ……………………………………………………………………………..
Số điện thoại liên lạc: ……………………………Fax:………………………….
Đại diện:……………………………..……Theo căn cứ:……………………….
Chức danh: ………………………………………………………………………..
BÊN B (BÊN NGƯỜI LAO ĐỘNG):
Ông/ bà: …………………………………………………………………………….
CMND/CCCD:……………………Nơi cấp:……………Ngày cấp:……………..
Địa chỉ:………………………………………………………………………………
Email:………………………………………………………………………………..
Số điện thoại liên lạc:………………………………………………………………..

Sau khi bàn bạc, hai bên đi đến thống nhất ký kết hợp đồng số …../HĐTNV với nội dung sau đây:

Điều 1: Nội dung, thời hạn hợp đồng

1. Hai Bên đồng ý rằng bên A thuê bên B làm chuyên viên kỹ thuật Spa tại cửa hàng Spa của bên A với các thông tin chi tiết như sau:
– Địa điểm làm việc: …….. hoặc tại bất kỳ một vị trí làm việc khác có thể thay đổi bằng thông báo trước bằng văn bản của Bên A.
2. Thời hạn hợp đồng (không vượt quá 5 năm): Từ ngày …/…/20…. đến ngày …./…./20…
3. Gia hạn hợp đồng
Khi hết hạn hợp đồng, bên A có thể tiếp tục ủy quyền cho bên B theo nội dung hợp đồng này với các điều kiện:
– Hai bên có nhu cầu ký tiếp hợp đồng.

– Bên B thực hiện tốt nghĩa vụ, trách nhiệm trong hợp đồng này.

Điều 2: Mô tả công việc thực hiện

1. Tuân thủ quy định về an toàn, vệ sinh khi phục vụ khách hàng
– Tuân thủ quy định về Vệ sinh cá nhân (bao gồm đồng phục, kẹp tóc, cắt móng tay,…) sạch sẽ trước khi vào ca, trước và sau khi làm dịch vụ cho khách.
– Vệ sinh nơi làm việc sạch sẽ, ngăn nắp, chuyên nghiệp; đảm bảo không gian thoáng, được tiệt trùng tối đa, không để ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tại Spa trước, trong và sau ca làm.
–  Kiểm tra, sắp xếp dụng cụ cần thiết trong ca làm việc như khăn, ga, đệm, các loại tinh dầu,…
– Hướng dẫn khách vệ sinh trước, trong và sau khi sử dụng dịch vụ.
2. Tuân thủ quy định về an toàn, vệ sinh khi vận hành máy móc, thiết bị tại Spa 
– Thường xuyên kiểm tra, theo dõi  máy móc định kỳ.
– Định kỳ vệ sinh máy móc, thiết bị làm đẹp theo phân công của Quản lý Spa.
– Có trách nhiệm bảo quản số lượng và chất lượng các máy móc, thiết bị tại Spa.
3.Trực tiếp làm dịch vụ phục vụ khách hàng
– Trực tiếp thực hiện các công việc: làm mặt, làm body, massage, xoa bóp, bấm huyệt,…cho khách hàng theo sự phân công của Quản lý Spa hay yêu cầu của khách.
– Thực hiện chăm sóc da cho khách hàng theo đúng quy trình, quy chuẩn Spa.
– Sử dụng và hướng dẫn sử dụng các loại thuốc trị liệu, hương liệu cho khách hàng khi có nhu cầu.
– Tư vấn khách hàng về các vấn đề liên quan đến da và chăm sóc da, liệu trình làm đẹp, công dụng sản phẩm hiện có tại Spa.
– Giải đáp thắc mắc của khách hàng trong thời gian khách có mặt tại Spa.
– Luôn có thái độ lịch sự, tận tình, nhã nhặn và hiếu khách với tất cả khách hàng.
4. Các công việc khác 
– Hỗ trợ các bộ phận khác.
– Kiểm kê, lập báo cáo về tình hình sử dụng nguyên dược liệu, các sản phẩm liên quan khác khi được yêu cầu.

– Thực hiện các công việc khác dưới sự chỉ đạo của Quản lý Spa

Điều 3: Chế độ thử việc

1. Thời gian thử việc: Trong ………… 
Bắt đầu từ ngày… tháng… năm đến ngày… tháng…năm
2. Lương thử việc: …….% so với lương cơ bản được quy định.

Điều 4: Chế độ làm việc

1. Thời gian làm việc: Từ ngày ….tháng….năm  đến ngày ….tháng…năm….
2. Thời gian làm việc cụ thể: Từ thứ 2 đến thứ 7
– Sáng : 8h00 – 12h00
– Chiều: 13h30 – 17h30
3. Thời gian làm thêm giờ: Số giờ làm thêm của người lao động không vượt quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng; không quá 200 giờ trong 01 năm.
4. Chế độ nâng lương: Định kỳ 3 tháng/lần.

Điều 5: Tiền lương và phương thức thanh toán

1. Lương cơ bản, phụ cấp, làm thêm giờ và thưởng.
1.1. Mức lương cơ bản:  ……………………..đồng/tháng.
1.2. Mức lương phụ cấp : Theo quy định của công ty.
– Ăn trưa: ……………đồng/ tháng
– Xăng xe: ………….. đồng/tháng
– Chi phí khác: …………… đồng/tháng
1.3. Tiền lương làm thêm giờ: được tính theo tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
– Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
– Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
– Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%
2. Hình thức trả lương: Bằng tiền mặt Việt Nam đồng.
3. Kỳ hạn trả lương
3.1. Kỳ hạn trả lương:Tiền lương được trả mỗi tháng một lần. Trường hợp đặc biệt bất khả kháng thì không được chậm quá 01 tháng.

3.2.Thời điểm trả lương: Vào ngày ….. hàng tháng. Trường hợp thời điểm trả lương trùng ngày lễ, ngày nghỉ thì được trả vào ngày làm việc tiếp theo.

Điều 6. Quyền hạn và nghĩa vụ của bên A

1. Nghĩa vụ
– Thực hiện đầy đủ những điều kiện cần thiết như trang bị lao động, bảo hộ, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ kỹ năng nghề để người lao động đạt hiệu quả công việc cao. 
– Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn các chế độ và quyền lợi cho người lao động theo Hợp đồng lao động
………………………………………..
2. Quyền hạn
–  Quản lý, điều hành người lao động hoàn thành công việc theo Hợp đồng
– Có quyền chuyển tạm thời lao động, thay đổi hay tạm thời chấm dứt Hợp đồng lao động và áp dụng các biện pháp kỷ luật theo quy định của Pháp luật hiện hành và theo nội quy của Công ty khi thời gian hợp đồng còn giá trị.
–  Tạm hoãn hoặc chấm dứt Hợp đồng, kỷ luật người lao động theo đúng quy định của Pháp luật, và nội quy lao động của Công ty.
– Có quyền đòi bồi thường, khiếu nại với cơ quan liên đới để bảo vệ quyền lợi của mình nếu người lao động vi phạm Pháp luật hay các điều khoản của hợp đồng này

-……………………………………..

Điều 7: Nghĩa vụ và quyền lợi của bên B

1. Nghĩa vụ
– Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo thoả thuận tại Hợp đồng và theo quy định của Luật Lao động.
– Tuân thủ các quy định về an toàn cơ sở, an toàn lao động, an toàn và vệ sinh thực phẩm.
– Cập nhật kiến thức mới và cải tiến các thao tác trong nghiệp vụ.
2. Quyền lợi
– Được cung cấp các trang thiết bị cần thiết để bên B có thể thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất.
– Được thanh toán lương và các khoản thưởng theo thoả thuận tại Hợp đồng này.
– Có quyền tạm hoãn hoặc hủy bỏ hợp đồng nếu xảy ra thiệt hại hoặc theo quy định của pháp luật.

– Có quyền khiếu nại, đòi bồi thường với cơ quan liên đới để bảo vệ quyền lợi của mình nếu xảy ra vi phạm Pháp luật hay các điều khoản của hợp đồng này.

Điều 8: Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp

Bên B được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp trước khi bắt đầu làm việc và trong quá trình làm việc tại Spa của bên A.

Điều 9: Nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ bệnh

1. Bên B có 12 ngày nghỉ phép được trả lương cho mỗi năm làm việc tại Spa.
2. Ngoài những ngày nghỉ chung, bên B có quyền nghỉ vào các ngày lễ theo luật Lao động. Nếu ngày lễ rơi vào ngày nghỉ hàng tuần, thì bên B được quyền nghỉ bù tiếp những ngày sau đó.
3. Khi được sự chấp thuận của Công ty, bên B có quyền nhận tiền thanh toán cho các ngày nghỉ phép còn lại trong năm. Trong trường hợp bên B nghỉ quá số ngày nghỉ được phép, khi chấm dứt Hợp đồng này, Công ty sẽ khấu trừ số tiền của những ngày nghỉ vượt quá vào số tiền thanh toán cho việc thanh lý Hợp đồng với bên B.
4. Trường hợp nghỉ do ốm đau, bệnh, nếu số ngày nghỉ của bên B kéo dài đến 07 ngày, bên B phải thông báo kịp thời cho Công ty.

Điều 10: Bảo hiểm

Việc đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, hai bên sẽ thực hiện đúng các quy định của Pháp luật hiện hành, cụ thể:
1. Công ty sẽ phải trích một khoản tiền bằng 18% tiền lương chính của bên B để đóng các loại bảo hiểm cho bên B, cụ thể: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 1% vào quỹ tai nạn lao động, nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2. Bên B phải trích một khoản tiền tương đương với 8% tiền lương của mình để đóng các loại bảo hiểm.

Điều 11: Chấm dứt hợp đồng

1. Hợp đồng có thể chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
– Theo thoả thuận của hai bên;
– Do bất khả kháng;
– Sau khi các bên đã hoàn thành các nghĩa vụ của Hợp đồng;
– Theo quy định của pháp luật.
2. Một bên được quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng nhưng phải thông báo cho bên còn lại ba mươi (30) ngày. Nếu việc chấm dứt Hợp đồng của một bên không do lỗi của bên còn lại và gây tổn thất, thiệt hại cho bên còn lại thì bên đơn phương chấm dứt Hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên còn lại.
3. Trường hợp một bên đơn phương chấm dứt Hợp đồng do lỗi của bên còn lại thì bên còn lại phải bồi thường các thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho bên đơn phương chấm dứt Hợp đồng.
4. Trong trường hợp chấm dứt Hợp đồng trước hạn vì bất cứ lý do gì, hai bên có nghĩa vụ tiến hành thanh lý bằng việc lập Biên bản thanh lý để xác nhận chấm dứt mọi quyền và nghĩa vụ của mỗi bên quy định tại Hợp đồng này.
5. Bất kể Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp nào, bên B có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các chi phí cho bên A đến thời điểm Hợp đồng chấm dứt.
6. Các khoản phạt và bồi thường thiệt hại và nghĩa vụ thanh toán của bất kỳ bên nào đối với bên còn lại phải được thực hiện trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ ngày chấm dứt Hợp đồng.

Điều 12: Sự kiện bất khả kháng

Hợp đồng sẽ đương nhiên chấm dứt hiệu lực trong trường hợp vì lý do bất khả kháng. Một sự kiện được coi là bất khả kháng theo điều 11 quy định phải đáp ứng 03 điều kiện sau:
– Sự kiện xảy ra một cách khách quan hay gọi là sự kiện khách quan, tức sự kiện đó nằm ngoài phạm vi kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng;
– Hậu quả của sự kiện không thể lường trước được tại thời điểm giao kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng cho đến trước thời điểm xảy ra hành vi vi phạm;
– Hậu quả của sự kiện đó không thể khắc phục được mặc dù áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Điều 13: Sa thải

Công ty có quyền sa thải bên B trong các trường hợp sau:
1. Bên Bcó hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của công ty;
2. Bên B tự ý bỏ việc năm ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng.

Điều 14: Sửa đổi

Mọi sửa đổi, bổ sung liên quan đến Hợp đồng này đều phải được lập bằng văn bản dựa trên sự thỏa thuận và được ký bởi Công ty và bên B.

Điều 15: Hiệu lực hợp đồng

1. Thời hạn của Hợp đồng này là …..năm, có hiệu lực từ ngày … tháng …năm 20… đến ngày …. tháng … năm 20…. Sau thời hạn trên các bên có thể ký tiếp Hợp đồng này. Công ty sẽ thông báo cho bên B về việc gia hạn Hợp đồng trước ……tháng trước khi Hợp đồng này kết thúc, theo đó, nếu chấp thuận bên B Sẽ có xác nhận phản hồi lên văn bản thông báo đó;
2. Trường hợp có bất kỳ điều khoản, điều kiện nào của Hợp đồng này không thể thực thi hoặc bị vô hiệu do thỏa thuận trái với quy định của pháp luật thì các điều khoản, điều kiện còn lại của Hợp đồng vẫn được đảm bảo thi hành.

Điều 16: Luật áp dụng và cơ quan tài phán

1. Hợp đồng này được xác lập và thi hành theo pháp luật của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
2. Những vấn đề khác liên quan đến bên Bnhưng không ghi trong hợp đồng lao động này thì áp dụng theo các nội quy, chính sách của Công ty.
3. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu có tranh chấp phát sinh các bên giải quyết trên tinh thần hòa giải, thương lượng. Trường hợp thương lượng bất thành, một trong hai bên có quyền khởi kiện ra toà án nhân dân có thẩm quyền của Việt Nam để giải quyết.

Điều 17: Điều khoản cuối cùng

1. Hợp đồng Lao động này được ký kết tại ………………………………… vào ngày ….tháng ….. năm 20…… 
2. Hợp đồng được lập thành ba (03) bản, có giá trị pháp lý ngang nhau và có hiệu lực từ ngày …. tháng …. năm 20…… Khi hai bên ký phụ lục hợp đồng lao động thì nội dung của phụ lục hợp đồng cũng có giá trị như các nội dung của bản hợp đồng này.
……, ngày …. tháng …. năm 20…..
Bên A                                                                                                                                                                                                                                          Bên B
( Đại diện bên A ký tên)                                                                                                                                                                                                                        ( Ký tên)
Trên đây là mẫu hợp đồng Spa phổ biến nhất mà Trí Việt Decor đã thu thập được. Mong rằng sau bài viết này bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích cho hợp đồng Spa để áp dụng tại cơ sở kinh doanh của mình.
>>> Xem thêm:

Đồng hành cùng sự thành công của bạn - Chúng tôi luôn đồng hành cùng Spa và Thẩm mỹ viện của bạn, từ giai đoạn lên ý tưởng cho đến thiết kế và thi công, giúp tạo nên sự khác biệt và thành công của bạn

Xem ngay

Bài viết mới

Hotline
Hotline
0989 4444 77