Lượt xem: 2216
(Last Updated On: )Thiết kế nhà xưởng nhỏ là giải pháp giúp tiết kiệm chi phí hiệu quả cho doanh nghiệp và giúp tối đa công năng sử dụng trong các hoạt động kinh doanh, sản xuất của công ty. Trong bài viết dưới đây, Trí Việt Decor sẽ cung cấp cho bạn các bản vẽ và những mẫu nhà xưởng đơn giản, đẹp nhất hiện nay.
I. Tìm hiểu chi tiết về thiết kế nhà xưởng nhỏ
1. Các bước tiến hành khi thiết kế nhà xưởng nhỏ
Thiết kế là một bước quan trọng trước khi đi vào xây dựng nhà xưởng. Dù quy mô nhỏ, vừa hay lớn thì thiết kế nhà xưởng vẫn phải trải qua 2 giai đoạn chính: thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công.
1.1. Thiết kế cơ sở
Thiết kế nhà xưởng nhỏ phần cơ sở bao gồm các bước sau:
– Thuyết minh thiết kế cơ sở:
- Địa điểm xây dựng: quy mô, mặt bằng, các hạng mục thi công
- Phương án thiết kế cơ sở, hệ thống hạ tầng, kết cấu, kỹ thuật, bảo vệ môi trường, PCCC theo quy định
- Phương án kết nối các hạng mục thi công với hạ tầng kỹ thuật
– Bản vẽ thiết kế kỹ thuật cơ sở gồm:
- Bản vẽ tổng thể của nhà xưởng
- Bản vẽ phương án kỹ thuật, hạ tầng, kết cấu chính của nhà xưởng
- Đối với nhà xưởng có yêu cầu về kiến trúc sẽ cần bổ sung thêm bản vẽ phương án kiến trúc
>> Tư vấn sơn cửa sắt màu nào đẹp? Hướng dẫn cách chọn màu sơn hợp phong thủy
1.2. Thiết kế bản vẽ thi công
Khi thiết kế bản vẽ thi công, kiến trúc sư phải dựa vào dự toán thực tế và các tài liệu khảo sát nhằm đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Đầy đủ các thông số kỹ thuật
- Chi tiết về cấu tạo phải phù hợp với quy chuẩn
- Đảm bảo vật tư sử dụng đủ điều kiện để triển khai thi công
1.3. Thi công nền móng
Nếu muốn nhà xưởng an toàn thì nền móng phải chắc chắn. Nền móng nằm ở phía dưới cùng của công trình, đảm bảo chịu được sức ép của nhà khi xây dựng và con người khi hoạt động.
1.4. Lắp đặt khung thép và các phụ kiện
Việc lắp đặt thiết bị và các phụ kiện cần phải cẩn thận vì nếu xảy ra một chút sai sót cũng đủ khiến công trình không đạt chuẩn. Vì vậy, trước khi lắp đặt bạn cần quan sát xung quanh cẩn thận rồi mới bắt đầu thực hiện.
1.5. Thi công hệ thống kỹ thuật
Sau khi lắp xong khung thép thì sẽ tiến hành thi công và bọc lớp da cho công trình. Công đoạn này giúp bảo vệ các trang thiết bị, máy móc, nhân viên tránh khỏi các tác động từ môi trường bên ngoài và giúp quá trình sản xuất tránh sự đột nhập của những người khác.
1.6. Vệ sinh và tiến hành nghiệm thu nhà xưởng
Sau khi hoàn thành tất cả các công đoạn trên, bạn phải tiến hành dọn dẹp vệ sinh và tiến hành nghiệm thu, xem xét công trình mình có mắc lỗi gì không để sửa chữa kịp thời.
2. Kết cấu nhà xưởng nhỏ
Khi thiết kế nhà xưởng nhỏ, phần kết cấu khá đơn giản, bao gồm các phần sau:
- Trần nhà xưởng
- Tường bao quanh và góc tường
- Cửa chính (cửa ra vào)
- Cửa sổ
- Sàn nhà xưởng
- Hệ thống thông gió và chiếu sáng
>> Tổng hợp các mẫu thiết kế phòng trọ 9m2, 15m2, 30m2 đẹp
3. Ưu điểm chính của các mẫu nhà xưởng nhỏ
3.1. Thời gian thi công nhanh
Vì diện tích của nhà xưởng loại này khá nhỏ và đơn giản nên thời gian thi công nhanh chóng, đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp.
3.2. Tiết kiệm chi phí
Xây dựng nhà xưởng nhỏ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí đáng kể như chi phí thuê mặt bằng, mua đất, trùng tu, cải tạo,…
4. Lựa chọn đèn led thích hợp cho nhà xưởng nhỏ
Mẫu nhà xưởng với hệ thống đèn led giúp chiếu sáng tốt và có tuổi thọ cao
Đèn led đem lại nhiều lợi ích khi sử dụng trong mẫu nhà xưởng nhỏ như tiết kiệm điện, tiết kiệm chi phí, chiếu sáng tốt, tuổi thọ cao.
Với những mẫu nhà xưởng nhỏ, nên lựa chọn đèn Led có công suất từ 50w-100w có con chíp chất lượng cao để sử dụng tốt hơn.
II. Bản vẽ thiết kế nhà xưởng đơn giản và đầy đủ công năng
1. Bản vẽ thiết kế nhà kho
Đây là loại bản vẽ thông dụng, phổ biến hiện nay và được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong xây dựng làm nơi chứa hàng hóa.
Bản vẽ thiết kế nhà kho đơn giản và chi tiết
2. Bản vẽ thiết kế nhà xưởng quy mô 2000m2
Mẫu thiết kế này là mô hình được nhiều chủ đầu tư lựa chọn cho việc kết hợp quy mô sản xuất với văn phòng quản lý.
Bản vẽ thiết kế nhà xưởng quy mô 2000m2
3. Bản vẽ thiết kế nhà xưởng 12m2
Bản thiết kế này dành cho nhà xưởng nhỏ có diện tích 12m2, được dùng làm nơi chứa xe ô tô và hàng hóa, kho bãi khi cần thiết.
Bản vẽ thiết kế nhà xưởng nhỏ 12m2 nhưng vẫn đầy đủ công năng sử dụng
4. Bản vẽ thiết kế nhà xưởng tiền chế hai tầng
Bản thiết kế này giúp doanh nghiệp tiết kiệm không gian với thiết kế đơn giản và sử dụng khung thép là vật liệu chính. Không gian gồm 2 tầng giúp tối đa công năng sử dụng, tùy vào mục đích của từng doanh nghiệp.
Bản vẽ thiết kế nhà xưởng tiền chế hai tầng
5. Bản vẽ thiết kế nhà xưởng dùng làm kho nông sản
Mục đích của nhà xưởng loại này dùng để chứa nguyên liệu thành phẩm chế biến, do đó phải đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm trong lúc xây dựng. Nguyên liệu dùng để thiết kế là vật liệu đảm bảo an toàn chất lượng, chống độc hại, sở hữu tuổi thọ cao và dễ dàng dọn dẹp vệ sinh.
Mẫu thiết kế nhà xưởng được sử dụng để làm kho nông sản
III.Top 18 mẫu thiết kế nhà xưởng đơn giản, đẹp nhất hiện nay
1. Mẫu thiết kế nhà xưởng nhỏ quy mô 100m2
Mẫu nhà xưởng nhỏ 100m2 rất thích hợp trong việc thi công hay muốn mở rộng diện tích và cải tạo đối với các nhà bê tông cũ. Đồng thời, mẫu nhà xưởng này được thiết kế chịu lực tốt, tuổi thọ lên tới 100 năm và có thể tiết kiệm chi phí bảo dưỡng.
Mẫu nhà xưởng quy mô nhỏ 100m2 dùng làm kho chứa tiện lợi, rộng rãi
2. Mẫu thiết kế nhà xưởng nhỏ quy mô 200m2
Mẫu nhà xưởng nhỏ quy mô 200m2 rộng lớn với nhiều cây xanh bảo phủ xung quanh
Mẫu thiết kế 200m2 phù hợp cho doanh nghiệp muốn xây dựng nhà xưởng để chứa hàng, nơi để xe và văn phòng tạm thời. Nhà xưởng này được làm bằng khung thép chịu lực và có chi phí thi công không quá cao nhưng thời gian thi công lại nhanh chóng.
3. Mẫu nhà xưởng nhỏ 600m2
Mẫu nhà xưởng quy mô 600m2 có thể dùng làm nhà máy để hoạt động sản xuất
Mẫu nhà xưởng 600m2 được khá nhiều doanh nghiệp ưa chuộng vì có thể dễ dàng thay đổi kết cấu theo nhu cầu sử dụng. Ngoài ra, mẫu nhà xưởng này có chi phí xây dựng thấp, thời gian thi công nhanh và dễ dàng khi xây dựng trên nền đất yếu.
4. Mẫu nhà xưởng nhỏ 500m2
Mẫu nhà xưởng quy mô 500m2 phù hợp với doanh nghiệp nhỏ
Thiết kế nhà xưởng 500m2 phù hợp với những doanh nghiệp nhỏ giúp tối ưu chi phí với thiết kế đơn giản, thời gian thi công nhanh nhưng vẫn đảm bảo độ chắc chắn và độ bền cao.
Mẫu nhà xưởng này được sử dụng làm nơi chứa hàng hóa, lắp đặt các loại máy móc. Bạn nên lắp đặt thêm hệ thống đèn chiếu sáng 50W để giúp tiết kiệm chi phí điện năng.
5. Mẫu nhà xưởng nhỏ 800m2
Mẫu nhà xưởng 800m2 được sử dụng phổ biến với nhiều doanh nghiệp nhỏ
Đây là mầu thiết kế nhà xưởng khá thông dụng hiện nay bởi mẫu nhà xưởng này đáp ứng được nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau của các doanh nghiệp nhỏ, phù hợp sử dụng làm kho chứa, xưởng sản xuất. Nhà xưởng này có thiết kế này đơn giản, dễ dàng thay đổi cấu trúc hoặc mở rộng theo nhu cầu của doanh nghiệp.
6. Mẫu nhà xưởng đẹp 1000m2
Mẫu nhà xưởng 1000m2 được dùng làm nhà kho hoặc xưởng sản xuất
Nhà xưởng 1000m2 phù hợp với nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, thường được sử dụng để làm kho chứa hoặc xưởng sản xuất. Mẫu nhà xưởng này có thời gian, chi phí thi công không quá cao cũng như dễ dàng thay đổi diện tích khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng.
7. Mẫu nhà xưởng nhỏ 1200m2
Mẫu nhà xưởng quy mô 1200m2 có diện tích phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đây là mẫu nhà xưởng có diện tích lý tưởng, được nhiều doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ ưu tiên lựa chọn. Mẫu nhà xưởng này có thiết kế nền nhà và móng không cố định, có thể thay đổi tùy vào từng mục đích sử dụng. Khi xây dựng cần được thiết kế, thi công từ cột, kèo thép để đảm bảo an toàn và mặt thẩm mỹ cho nhà xưởng
8. Mẫu nhà xưởng nhỏ 1500m2
Mẫu nhà xưởng quy mô 1500m2 có thể được sử dụng vào nhiều mục đích sản xuất khác nhau
Thiết kế nhà xưởng quy mô 1500m2 đáp ứng được nhiều mục đích sử dụng khác nhau của các doanh nghiệp (kho chứa, nơi lắp đặt máy móc, xưởng sản xuất,…). Mẫu thiết kế này có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như doanh nghiệp lớn.
Tuy nhiên, trong quá trình thi công cần chú ý đến hệ thống điện, nước và các đường ống dẫn chất thải để đảm bảo quá trình lưu thông nước và chất thải được thuận lợi hơn.
9. Mẫu thiết kế nhà xưởng đẹp quy mô 1800m2
Mẫu nhà xưởng 1800m2 có diện tích lớn, được trang bị đầy đủ thiết bị
Mẫu nhà xưởng diện tích 1800m2 được ứng dụng vào nhiều mục đích khác nhau như gara xe, xưởng sản xuất, kho chứa,… Mẫu nhà xưởng này có diện tích lớn vì vậy cần được bảo đảm về độ chắc chắn cho nền, móng khi thi công. Thiết kế phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật của hệ thống thông gió, điện, nước, ánh sáng,…
10. Mẫu thiết kế nhà xưởng 2000m2
Mẫu nhà xưởng 2000m2 được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để chứa hàng hóa lớn
Đây là mẫu nhà xưởng có diện tích khá lớn, phù hợp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để làm kho chứa số lượng lớn hàng hóa. Mẫu nhà xưởng này có diện tích rộng nên có thể thoải mái bố trí kho sản xuất sản phẩm, thích hợp cho nhiều quy mô sản xuất và văn phòng quản lý điều hành.
11. Mẫu nhà xưởng nhỏ bằng tôn
Mẫu nhà xưởng nhỏ bằng tôn giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp
Thiết kế nhà xưởng nhỏ bằng tôn là một giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để tiết kiệm tối đa chi phí thi công. Đồng thời, mẫu thiết kế này lắp đặt khá dễ dàng, nhanh chóng. Tuy nhiên cần lưu ý lắp đặt thêm hệ thống thông khí để giúp không gian thông thoáng hơn.
12. Mẫu nhà xưởng xây tường bê tông kết hợp mái tôn
Mẫu nhà xưởng có sự kết hợp của tường bê tông và mái tôn khá phổ biến
Mẫu thiết kế nhà xưởng nhỏ tường bê tông kết hợp mái tôn là lựa chọn được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay. Mẫu nhà xưởng này có cấu trúc kiên cố bởi tường bê tông và mái tôn, có tác dụng chống ồn, cách nhiệt tốt và tính thẩm mỹ cao.
13. Mẫu nhà xưởng mái trong suốt
Mẫu nhà xưởng có mái trong suốt, giúp nhà xưởng thông thoáng hơn
Mẫu thiết kế nhà xưởng với mái trong suốt tạo sự thông thoáng tốt nhất từ ánh sáng tự nhiên. Mẫu nhà xưởng này chỉ được áp dụng cho một số ngành nghề nhất định, có thiết kế đơn giản nhưng tuổi thọ cao. Khi xây dựng cần lắp đặt thêm hệ thống chống cháy, cách nhiệt, cách âm.
14. Mẫu nhà xưởng nhỏ phòng chống cháy nổ
Hệ thống phòng cháy chữa cháy được lắp đặt cẩn thận
Mẫu nhà xưởng phòng cháy nổ được yêu cầu khá cao về các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn khi xây dựng như: chiều cao, khả năng chống cháy tốt, cần bố trí thêm các nóc gió cho phần mái để an toàn khi sử dụng, độ thông thoáng, khả năng chống ẩm mốc tốt.
15. Mẫu thiết kế nhà xưởng nhỏ có nhiều cửa sổ thông thoáng
Xung quanh nhà xưởng có nhiều cửa sổ giúp không khí bên trong thoáng mát hơn
Thiết kế nhà xưởng nhỏ với nhiều cửa sổ giúp không gian thoáng hơn và tận dụng ánh sáng tự nhiên hiệu quả nhất. Xung quanh 4 bức tường nhà xưởng được lắp đặt nhiều cửa sổ nhỏ, là giải pháp giúp tiết kiệm điện năng tốt.
16. Mẫu nhà xưởng nhỏ tiền chế
Mẫu nhà xưởng tiền chế đơn giản, chịu lực tốt
Nhà xưởng tiền chế là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp với mục đích làm kho chứa, nơi sản xuất hàng hóa,… Mẫu nhà xưởng này có thiết kế đơn giản và thời gian thi công nhanh chóng. Phần khung làm hoàn toàn bằng thép nên đảm bảo tuyệt đối về độ chắc chắn, có khả năng chịu lực tốt, chịu được các tác động xấu từ thời tiết.
17. Mẫu thiết kế nhà xưởng cấp 4
Mẫu nhà xưởng cấp 4 giúp tiết kiệm chi phí
Thiết kế nhà xưởng cấp 4 nhỏ được nhiều doanh nghiệp quan tâm bởi chi phí thấp và thời gian thi công nhanh, đáp ứng được nhiều nhu cầu sử dụng. Mẫu nhà xưởng này có thiết kế đơn giản và thời gian thi công nhanh chóng, dễ dàng mở rộng diện tích, kết cấu theo nhu cầu của doanh nghiệp.
18. Mẫu thiết kế nhà xưởng nhỏ một tầng
Mẫu nhà xưởng nhỏ một tầng đơn giản, được nhiều doanh nghiệp nhỏ lựa chọn
Nhà xưởng 1 tầng với thiết kế đơn giản, chi phí thấp, vì vậy được nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ưu tiên lựa chọn. Mẫu nhà xưởng này có chiều cao từ 4 – 7m, thường được sử dụng trọng các ngành công nghiệp nặng và có kết cấu linh hoạt.
IV. Một số lưu ý cần biết khi thiết kế nhà xưởng nhỏ đơn giản
- Nên bố trí cấu trúc phù hợp, cân xứng để nhìn nhà xưởng hài hòa hơn
- Cần kiểm tra địa thế xây nhà xưởng trước khi tiến hành, tránh những nơi có nền đất dễ sạt lở, lún và ngập lụt gây nguy hiểm
- Hệ thống thông gió cần bố trí thích hợp để nhận được gió tự nhiên. Lam gió nên đặt cách mặt đất 500mm, không nên đặt lam gió quá cao gây tạt mưa vào
- Thiết kế nhà xưởng sao cho có ánh sáng tự nhiên từ ngoài vào nhà xưởng, tránh bật đèn suốt ngày
- Nên bố trí nhiệt cho mái để chống nóng những ngày nắng gắt như cách nhiệt túi khí, cách nhiệt PE hoặc cách nhiệt bằng cách cách sơn trên mái
Trên đây, Dụng cụ thẩm mỹ Trí Việt đã cung cấp những thông tin về đặc điểm của mẫu nhà xưởng nhỏ, đẹp. Hy vọng rằng doanh nghiệp của bạn sẽ lựa chọn được mẫu nhà xưởng phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng, sản xuất hàng hóa.